Quả trám và những điều có thể bạn chưa biết

- Ngô Thị Minh Tuyết

Khi nhắc tới quả trám, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những lợi ích tuyệt vời của loại quả này mang lại. Được sử dụng trong Đông y với những vị thuốc điều trị bệnh, đặc biệt bài thuốc về hô hấp. Hay được dùng để chế biến các món ăn hằng ngày như kho cá, làm mứt, ô mai, … Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến loại quả thần kì này bởi nó được trồng phổ biến tại miền Bắc. Vậy quả trám là quả gì mà sở hữu những công dụng thần kỳ như thế? Cùng ABC Food tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Quả trám là quả gì?

Trám là quả của cây trám, một loài cây lâu năm được trồng chủ yếu ở những vùng núi cao. Đặc biệt là ở miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ được dùng để lấy gỗ. Người dân thường thu hoạch quả trám để điều trị thuốc và chế biến thành món ăn. 

Quả trám có hai loại quả chính là trám đen và trám trắng. Tùy thuộc vào từng loại trám mà có những đặc điểm, công dụng và cách sử dụng khác nhau.

1.1 Quả trám đen

Qua-tram-den

Quả trám đen còn có tên gọi là mộc uy tử, trám chim, hắc lãm, cây bùi, … Quả này có màu tím thẫm, dạng quả trứng với chiều dài 3-4cm và rộng 2cm. Khi non hay chín đều trám đen đều có màu tím, khi chín bên ngoài được bao phủ bởi lớp phấn trắng. Hạt trám rất cứng và được chia thành 3 ngăn. Trám đen có vị chát và mùi hăng thường mọc nhiều trong tự nhiên. Nó phân bổ chủ yếu nhất ở các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, … 

Công dụng và lợi ích của quả trám đen đã được công nhận trong cả Đông y và Y học hiện đại. Theo Y học cổ truyền, quả trám được dùng trong các bài thuốc Đông y như thanh liệt, thông họng, chữa ho, trị cảm, kiết lỵ, … Trong Y học hiện đại, trám đen chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào. Thường được sử dụng để chế biến các loại mứt tươi ngon, hấp dẫn, …

1.2 Quả trám trắng

Tram-trang

Quả trám trắng còn được biết đến với tên gọi là thanh quả, cảm lãm, cà ná, dán quả, thanh tử, mác cơm, bạch lãm, hoàng lãm,… Trám trắng có dạng hình thoi, hai đầu tù và màu xanh nhạt. Kích thước dài khoảng 45 mm, rộng khoảng 20-25mm. Bên trong hạt có hình thoi, nhẵn và cứng, đầu nhọn chia thành 3 ngăn. Khi còn non và xanh, trám trắng sẽ có màu xanh, lúc chín ngả hơi vàng. Trám trắng được phân bổ chủ yếu Bắc Lào và một số phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc từ Quảng Tây đến Vân Nam. 

2. Trám được trồng ở đâu?

Trám là món ăn quen thuộc của người dân thôn quê và trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn của người thành thị. Đây là giống cây bản địa, được trồng phổ biến ở núi và trung du phía Bắc. Trám trắng được phân bổ chủ yếu ở vùng Bắc Lào và một phần lãnh thổ phía Nam Trung Quốc, từ Quảng Tây đến Vân Nam. Ở Việt Nam, trám được trồng chủ yếu ở các vùng núi miền Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Cụ thể ở các tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Cạn, Hà Tây, Yên Bái, Vĩnh Phúc, …

Cây trám thường ra hoa sớm vào tầm tháng 5 và mùa quả chín chính vụ từ tháng 1 đến tháng 12 hàng năm. Quả trám mọc trên cây cao và cây trưởng thành có khi cao đến cả 30m. Vì thế việc thu hoạch quả này khá vất vả. Tuy nhiên người dân vùng trám đã quen với việc này và có số mẹo để thu hoạch quả này. Để thu hoạch được trám,người dân sẽ dùng đinh cắm vào thân cây. Vì cây trám rất kỵ sắt khi đóng đinh đóng khoảng 1 ngày, quả trám sẽ tự rụng xuống. Và sau khi thu hoạch hết trám, người dân lại nhổ đinh ra. 

3. Thành phần dinh dưỡng trong quả trám

thanh-phan-dinh-duong-trong-tram

Trong quả trám chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như tinh bột, chất xơ, chất béo, chất đạm, … . Chúng cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Bao gồm vitamin E, vitamin B, vitamin P, canxi, sắt, kẽm, magie, kali,…

Theo nghiên cứu, quả trám chứa 12% là protein, 1.09% lipid, 0,06% phosphor, 2% hydrate carbon, 0,046% Ca, 0,046% P.  Dầu từ hạt trám chứa acid hexanoic, stearic, palmitic, linoleic, octanic, lauric, citric, myristic, decanoic,… Còn phần cùi trám chứa nhiều đường, chất béo, acid folic, các loại vitamin C, B1, P, acid hữu cơ, chất khoáng (aeroten, sắt, kali, magie, canxi, kẽm,…) và chất xơ.

4. Quả trám để làm gì?

Tram-de-lam-gi

Từ xa xưa, trám đã được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt. Với hương vị bùi bùi, béo béo, đây là một loại nguyên liệu bổ dưỡng để chế biến thực phẩm. Trám có thể ăn tươi, hoặc biến tấu các món như nấu xôi, muối chua, kho thịt, kho cá, canh gà. Ngày này trám còn được dùng để chế biến thành các món mứt, ô mai, … 

Trong Y học cổ truyền, trám trắng và trám đen đều có tác dụng chữa bệnh. Chúng có tình bình, vị hơi chua, hơi chát và hơi ngọt, có tác dụng giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi yết hầu. Chính vì vậy, trong Đông Y ngày nay còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh bằng quả trám. Như giải rượu, ngộ độc, yết hầu sưng đau, điều trị chứng ho nhiều đờm, đau cổ họng, … Ngoài ra, trám chín còn có tác dụng chữa an thần và động kinh. 

qua-tram

Theo khoa học hiện đại, trám tươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi. Cùi trám chứa các thành phần như tinh bột, chất xơ, chất béo, chất đạm cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, trám còn có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Vậy nên trám thường làm thức ăn cho trẻ nhỏ, người ở độ tuổi trung niên, phụ nữ đang mang thai và những người đang bị suy nhược cơ thể. Đồng thời giúp bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Kết luận

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ một số thông tin về quả trám rồi đúng không. Trám mang lại tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe. Hãy tận dụng ngay thức quả bổ dưỡng này trong thực đơn bữa ăn đình bạn nhé.

Tham khảo thêm:

Quả trám có ăn được không? Công dụng của quả trám

57+ món ngon với quả trám

Yêu cầu báo giá