Tìm hiểu ngay Ai không nên uống sữa đậu nành?

- Ngô Thị Minh Tuyết

Có phải ai cũng uống được sữa đậu nành hay không? Những đối tượng nào không nên uống sữa đậu nành. Cùng ABC Food hiểu ngay Ai không nên uống sữa đậu nành? Để thưởng thức và bổ sung thức uống ngon lành này một cách hợp lý nhé!

1. Thành phần trong sữa đậu nành  

Thanh-phan-dinh-duong-trong-sua-dau-nanh

Sữa đậu nành vẫn được biết đến là thức uống thơm ngon, vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe. Bởi trong thức uống thanh mát này là cả một kho tàng dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên trong sữa đậu nành chứa những thành phần nào không phải ai cũng biết.

Được chế biến từ đậu nành, sữa đậu nành cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Bao gồm chất đạm (protein), chất béo (chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa, omega 3, omega 6), carbohydrate, chất xơ, đường, canxi, kali, muối khoáng và các vitamin như vitamin B12, A, D… Đây là các thành phần thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

2. Ai không nên uống sữa đậu nành

Ai-khong-nen-uong-sua-dau-nanh

2.1 Người bị viêm dạ dày, đường ruột không tốt

Sữa đậu nành có tính lạnh, nên đối với những người có đường ruột kém dễ gây ra các vấn đề như đau bụng, ợ hơi, đầy bụng. Và cùng với tác dụng của một loại chất xúc tác có thể sinh ra khí trong đường tiêu hóa. Chúng sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, vì thế người bị tiêu chảy tốt nhất không nên uống sữa đậu nành.

Bên cạnh đó, người đang bị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính cũng nên hạn chế uống sữa đậu nành. Bởi một số thành phần trong sữa đậu nành có thể kích thích dạ dày bài tiết nhiều acid. Điều này hoàn toàn không hề tốt đối với dạ dày.

2.2 Người đang sử dụng thuốc kháng sinh

Sữa đậu nành không được uống cùng với các loại thuốc kháng sinh có chứa  erythromycin. Bởi chúng gây nên phản ứng hóa học, tạo thành một chất

khác làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng sữa đậu nành hoàn toàn. Bạn có thể uống thuốc kháng sinh trước khi uống sữa đậu nành, tối thiểu là một giờ.

2.3 Người bị ung thư vú

Người bị ung thư vú, buồng trứng và tử cung đều không nên uống sữa đậu nành. Bởi trong đậu nành chứa isoflavone, genistein và daidzein – một hợp chất thực vật giống estrogen ở người. Chúng gây ức chế hoạt động của estrogen và tác động phụ đến các mô khác nhau của con người. Ngoài ra, Phytoestrogens trong sữa đậu nành có thể phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh và thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Thậm chí, uống nhiều sữa đậu nành cũng có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt với phụ nữ. 

2.4 Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phu-nu-co-thai-co-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, thai phụ uống nhiều sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi đậu nành có chứa nhiều genistein – hormone tương tự estrogen, có thể làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng kết hợp với tinh trùng, hình thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.

2.5 Người bị sỏi thận

Trong sữa đậu nành chứa oxalate, khi kết hợp với canxi trong máu tạo thành cặn, sỏi thận. Người bị sỏi thận khi tiêu thụ sữa đậu nành có thể làm tăng kích thước của các hạt sỏi và gây biến chứng nguy hiểm. 

2.6 Người thiếu kẽm

Trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế đó là saponin hormone và lectin. Đây là những chất đều không có lợi cho cơ thể của bạn. Cách tốt nhất để đối phó với những chất này là bạn cần đun sôi sữa đậu nành lên. Và nếu sử dụng sữa đậu nành trong thời gian dài cần nhớ bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm.

2.7 Người bị bệnh gout

Gout là tình trạng viêm khớp kéo dài, ảnh hưởng tới vận động và gây đau đớn. Những người bị gout cần thực hiện chế độ ăn khoa học, đặc biệt là kiêng sản phẩm làm từ đậu nành. Vì thế những người bị bệnh gout không nên sử dụng sữa đậu nành. Bởi trong sữa đậu nành chứa chất purin, cơ thể không thể chuyển hóa hết các chất này. Chúng có thể tích tụ và làm tình trạng bệnh gout nghiêm trọng và đau đớn hơn. 

2.8 Người phục hồi sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật là lúc cơ thể yếu ớt, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Các chức năng gan, chức năng thận, dạ dày, đường ruột, … đều rất yếu. Vì thế người đang phục hồi sau phẫu thuật tốt nhất không nên uống sữa đậu nành. Bởi sữa đậu nành có tính hàn, dễ gây đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác khi sức khỏe không tốt. 

>>> Tham khảo ngay: Sữa đậu nành tươi Nghi Khúc

3. Một số câu hỏi liên quan 

3.1 Say rượu có nên uống sữa đậu nành không?

Sữa đậu nành có thể uống khi say rượu, nhưng không nên uống quá nhiều. Nó có tác dụng giúp tỉnh táo hơn và giảm cảm thấy buồn nôn, khó chịu. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều sữa đậu nành, isoflavone trong sữa đậu nành kết hợp với cồn có thể làm tăng nguy cơ đau đầu, buồn nôn và các triệu chứng khác liên quan đến say rượu. Cách tốt nhất là nên uống sữa đậu nành trước khi uống rượu để hiệu quả giải rượu tốt hơn. Nó giúp làm chậm quá trình hấp thu rượu,  bảo vệ niêm mạc dạ dày nhờ vào thành phần protein. 

3.2 Trẻ em uống sữa đậu nành có được không?

Tre-con-co-nen-uong-sua-dau-nanh

Việc tiêu thụ đậu nành có thể ảnh hưởng đến khuynh hướng phát triển giới tính của trẻ nhỏ. Hàm lượng axit phytates cao trong đậu nành có thể làm giảm sự hấp thụ canxi và các kim loại vi lượng như sắt, kẽm, magie, … Điều này gây cản trở quá trình hình thành xương và gây các vấn đề tăng trưởng ở trẻ em. Ngoài ra, chất ức chế trypsin có trong đậu nành cũng có thể làm giảm khả năng tiêu hóa protein và gây rối loạn cho tuyến tụy. Trong các thí nghiệm trên động vật, đậu nành có thể khiến con non phát triển chậm và còi cọc. Do đó, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi bổ sung sữa đậu nành vào chế độ ăn uống của trẻ em. 

3.3 Uống sữa đậu nành lúc nào tốt?

Sữa đậu nành uống tốt nhất vào buổi sáng, sau khi thức dậy và trong khi dùng bữa sáng. Vì lúc này cơ thể con người dễ dàng hấp thu các dưỡng chất và giúp việc tiểu tiện vào sáng sớm thuận lợi hơn. 

Nếu uống vào buổi tối, tốt nhất nên uống 1-2 tiếng trước khi đi ngủ. Vào lúc này cơ thể hấp thu chất Isoflavones trong sữa đậu nành tốt hơn. Đồng thời còn giúp kiểm soát sự tái tạo mỡ vào ban đêm và hỗ trợ cho người muốn giảm cân tốt hơn. Lưu ý rằng không nên uống sữa đậu nành sát giờ ngủ vì nó có thể gây nặng bụng, đầy hơi.  

Kết luận

Qua đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Ai không nên uống sữa đậu nành” đúng không nào. Sữa đậu nành chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng bổ sung thức uống này và mang đến hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Sữa đậu nành có tác dụng gì?

[Giải đáp] Uống sữa đậu nành có béo không?

Yêu cầu báo giá